Tìm trường mầm non nhật bản tại tphcm
Lần trước, khi clip bảo mẫu trường mầm non Phương Anh bảo hành trẻ rầm rộ trên khắp các diễn đàn và các trang báo mạng, tôi cũng như bao bà mẹ khác đều cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Từng có thời gian sống bên Nhật và cũng cho con đi gửi trẻ tại một điểm trông trẻ của Nhật, tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì con trai mình được chăm sóc trong thời gian không dài, bởi những giáo viên mầm non Nhật rất tận tâm và yêu quí trẻ nhỏ. Tôi rất mong có trường mầm non nhật bản tại tphcm để các phụ phuynh có thể yên tâm làm việc và gửi gấm con cái.
Cũng giống như ở Việt Nam, trước khi tròn 3 tuổi và được theo học tại trường mẫu giáo thì các bé từ 8 tháng đến trước 3 tuổi có thể được gửi đến các nhà trẻ (ở Nhật gọi là Hoikuen). Vì vậy, với những phụ nữ vẫn đang phải đi làm thì gửi con đến trường Hoikuen sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Tuy nhiên, không giống những bà mẹ Việt, đưa con đi học mà đến cơ quan thấp thỏm không yên, tim đập như đánh “lô tô” mỗi khi thấy máy báo điện thoại cô giáo gọi, tôi gửi con đi nhà trẻ Nhật rất yên tâm và thoái mái dù khi đấy, Tomo mới được 10 tháng tuổi. Lý do cho sự thoái mái đó, là vì:
Công việc của giáo viên mầm non Nhật rất vất vả
Không ai bảo làm giáo viên mầm non hay bảo mẫu nhà trẻ ở Việt Nam thì không vất vả. Vậy nhưng những giáo viên mầm non Nhật thậm chí còn “nâng” sự vất vả đấy lên nhiều lần.
Thông thường, Tomo và các bạn đến trường vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều tôi đã đón về. Vậy nhưng các giáo viên mầm non Nhật thì phải làm việc từ 7 giờ sáng đến tận 7 giờ tối. Họ đến sớm để chuẩn bị lớp học, đồ ăn trong ngày cho các con và sau đó, ở lại cho đến khi đứa trẻ cuối cùng được bố mẹ đón về. Khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, các cô lại ngồi tự làm những món đồ chơi hay đồ dùng cho các bé. Giáo viên mầm non Nhật hầu như có rất ít thời gian cho bản thân vì thậm chí vào thứ 7 và chủ nhật, họ vẫn nhận trông trẻ cho các gia đình có việc đột xuất hoặc đăng ký gửi con cả cuối tuần. Như vậy, cần nhiều trường mầm non nhật bản tại tphcm?
Không phải ai cũng có thể mở nhà trẻ, trường mầm non
Tôi không hiểu, vì sao các nhà trẻ tư thục ở Việt Nam “mọc lên như nấm” mà không hề có trường mầm non nhật bản tại tphcm, hay 1 trường theo qui chuẩn nào. Ở Nhật, không phải bất cứ ngồi nhà nào cũng có thể biến thành một hoikuen (nhà trẻ). Tuy ở đây, mỗi nhà trẻ lại có qui tắc khác nhau nhưng tất cả đều phải được sự cấp phép của chính quyền và đáp ứng đủ các yêu cầu như: có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng bếp, sân chơi ngoài trời và toilet có bệ rửa tay, chỗ thay bỉm với chiều cao phù hợp cho trẻ. Mỗi lớp ở nhà trẻ Nhật cũng được chia theo lứa tuổi và có tên riêng. Như lớp của Tomo con trai tôi thì có tên là lớp Dream (giấc mơ). Lớp của các bé sơ sinh trên 1 tuổi có tên là Tanpopo (Bồ công anh) và lớp Sakura (Lớp hoa anh đào) là cho các bé từ 2-3 tuổi. Mỗi lớp thường có không quá 16 bé. Đối với cấp mẫu giáo, lớp có thể đông hơn, từ 10-30 bé một lớp.
Họ cẩn thận với con trẻ của chúng ta như con mình
Khi Tomo nhà tôi đi gửi trẻ, giáo viên mầm non Nhật yêu cầu tôi chuẩn bị cho con rất nhiều túi. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày…. Tất cả những cái túi này đều không khiến giáo viên mầm non Nhật cảm thấy phiền phức. Tôi để ý, mỗi khi tôi đến đón Tomo ở trường, con luôn được đóng một cái bỉm mới toanh và sạch sẽ. Nhìn vào túi những chiếc bỉm đã thay của Tomo, tôi để ý có những cái bỉm vẫn còn khá mới và con hầu như không tè mấy. Vậy nhưng các giáo viên mầm non Nhật vẫn thay cho bé rất đúng giờ và không bao giờ để con phải chịu hăm, chịu mặc suốt một cái bỉm cả ngày như nhiều giáo viên mầm non ở Việt hay “quên”. Hiện nay,có bao nhiêu trường mầm non nhật bản tại tphcm là đạt chuẩn dạy trẻ
Chuyện ăn uống của trẻ
Đây có lẽ là vấn đề khiến tôi trăn trở nhất khi gửi Tomo đi trẻ: Con mới chỉ hơn 10 tháng, mới chỉ biét bò, vẫn đang ăn dặm và cần thêm 4-5 cữ sữa mỗi ngày. Tomo cũng kén ăn nên càng khiến tôi lo lắng. Vậy nhưng khi nhìn các giáo viên mầm non Nhật chăm sóc cho bữa ăn của con. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm nếu có trường mầm non nhật bản tại tphcm
Thông thường, các bé ở lớp Dream (Lớp giấc mơ) mà con trai tôi đang gửi, sẽ ăn vào lúc 10 giớ 30. Cô giáo sẽ cho các bé ăn sữa công thức hoặc sữa mẹ gửi ngăn đá ở nhà trẻ. Với các bé đã ăn dặm như Tomo, nhà trường cũng sẽ chế biến đồ ăn dặm cho con hoặc lấy theo mẹ chuẩn bị. Thực đơn của trẻ được thông báo hàng tuần và những gì các bé ăn đều được bày trong một hộp thuỷ tinh ở đường ra vào, nơi các bố mẹ đón con hàng ngày. Các bé ở lớp Tanpopo và Sakura sẽ ăn muộn hơn 30 phút.
Đồ ăn dặm của Tomo rất phong phú. Bé không hề bị ép phải ăn hết các món. Tuy nhiên món nào các cô cũng cho Tomo ăn thử. Với các bé lớn cũng vậy. Cũng có đứa chẳng thích ăn gì và có đứa thích ăn rất nhiều. Tuy nhiên, giáo viên mầm non Nhật không ép trẻ ăn mà chỉ yêu cầu các bé món nào cũng cần xúc ăn. Có lẽ chính vì như vậy, trẻ con Nhật không hề sợ ăn mà ngược lại, coi giờ ăn như một hoạt động thú vị. Khi lớn lên, hầu hết các bé đều ăn được đủ món mà không hề “kén cá chọn canh”.
Chơi với trẻ con thì rất thích, vậy nhưng chăm trẻ lại là một việc hoàn toàn khác. Nó stress, nó căng thẳng, nó đầy áp lực và đôi khi nó cũng khiến chúng ta “phát điên”. Vậy nhưng ở các giáo viên mầm non Nhật, tôi luôn thấy một sự kiên nhẫn và sức khoẻ “phi thường”. Có lần, tôi đã hỏi một cô giáo mầm non của Tomo là “Trông các con như vậy, có lúc nào chị thấy áp lực? Có lúc nào chị muốn đánh, muốn mắng các bé?”. Tôi đã nhận được câu trả lời “Chúng tôi nghĩ đến sự may mắn của bản thân. Khi ngoài kia rất nhiều người không có được việc làm, rất nhiều người không có được con. Thì chúng tôi có. Chúng tôi có cả việc làm và có cả những đứa con đáng yêu. Sự may mắn này khiến cho những vất vả, mệt mỏi và căng thẳng dường như không còn to tát. Khi nghĩ vậy, chúng tôi hết mệt mỏi, hết bực bội và không bao giờ đánh mắng những đứa trẻ”. Vậy ở các trường mầm non nhật bản tại tphcm có bao nhiêu giáo viên mầm non suy nghĩ được như vậy
Ở nước Nhật, họ chăm trẻ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Nó cũng tạo ra được những đứa trẻ lớn lên với lòng bao dung và đức tính kiên trì. Tôi nghĩ, đó là một phần quan trọng cho sự thành công của quốc gia này. Một điều các giáo viên mầm non Việt cần học tập.
Hiện nay, tại Tp. Hồ Chí Minh trường mầm non Happy House - Ngôi Nhà Hạnh Phúc đã và đang áp dụng nuôi dạy trẻ theo phương pháp Nhật Bản
(Sưu tầm)
Thông tin khác
- » Dạy trẻ theo phương pháp của Nhật. (27.10.2017)
- » Bí quyết chọn trường mầm non cho con (26.10.2017)
- » Bổ sung loại thức ăn tốt cho răng miệng (26.10.2017)
- » Các loại quả nhiều chất dinh dưỡng dành cho bé (26.10.2017)
- » Giáo dục mầm non Nhật Bản (26.10.2017)
- » Cách giáo dục trẻ của người Nhật (25.10.2017)
- » Những nguyên tắc vàng giúp trẻ đạt chiều cao tối đa. (23.10.2017)
- » Các loại thức ăn giúp trẻ phát triển trí não. (23.10.2017)
Cách giáo dục trẻ của người Nhật
Cách giáo dục trẻ của người Nhật từ giai đoạn 0 đến 3 tuổi, khả năng ghi nhớ của bé khá tốt, theo dạng não bộ chụp lại các thông tin nên các mẹ cần dạy bé theo kiểu lập đi lập lại, vì càng lớn sự tích luỹ các thông tin của não bộ trẻ sẽ biết cách lý giải logic và thích hợp. “Ví dụ, trên 1 tuổi những đứa trẻ bình thường đều bắt đầu tập nói, có bé tập nói rất sớm, có bé chỉ ê a bắt chước được 1 -2 từ, nhưng có bé sẽ không trải qua giai đoạn này mà bước qua 2 tuổi, chúng đột nhiên có thể nói được liền cả câu dài 4 đến 5 từ liền và 1 số bé có thể nói đúng lúc đúng chỗ, những bé này thường là những đứa trẻ thông minh hơn”
Hội thao: Hãy giáo dục trẻ theo phương pháp Nhật Bản
Tại Nhật, ngoài việc cha mẹ chăm sóc và nuôi dạy con cái thì các phụ huynh cũng rất chú trọng việc cho con đi nhà trẻ. Các trường mầm non ở Nhật, họ thường chú trọng vào việc dạy trẻ học bằng phương pháp chơi đùa thông qua các trò chơi ngoài trời, cách chào hỏi, mỉn cười, quan hệ với bạn bè hơn là học đọc hay học viết.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé hiện là một phương pháp mới, rất “hot” và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, phương pháp này có những điều hay và đang được nhiều người áp dụng. Nhưng để áp dụng thành công thì thì lại đòi hỏi nhiều yếu tố. Để có cái nhìn cụ thể hơn, mời bố mẹ cùng tìm hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có tốt không nhé
Giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động vừa học vừa chơi
Đối với các bé từ 0 đến 5 tuổi, phương pháp giáo dục trẻ mầm non cần có sự phối hợp hài hoà giữa vui chơi và học tập. Theo khoa học chứng minh nếu muốn bé tư duy tốt thì việc học nên kết hợp các hoạt động vui chơi để phát triển trí não một cách hiệu quả
Kích thích trí thông minh của trẻ mầm non
Kích thích trí thông minh của trẻ thường do tác động bởi nhiều yếu tố như cách giáo dục trẻ mầm non, môi trường xung quanh và do sự dạy dỗ của gia đình,…Trẻ bắt đầu để ý những nhu cầu của người khác khi ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nhưng lúc này tư duy của trẻ vẫn còn lẫn lộn giữa tưởng tượng và thực tế.
Vì sao nền giáo dục Nhật Bản phát triển
Ngày nay khi nhắc tới những nền giáo dục hàng đầu thế giới, người ta ắt hẳn không thể bỏ qua nền giáo dục Nhật Bản – một trong những nền giáo dục tiên tiến bậc nhất. Vì sao mà một đất nước từng rơi xuống vực suy tàn từ sau Thế chiến thứ hai tới nay lại có sự phát triển tới thần kỳ như vậy? Nền giáo dục Nhật Bản có vai trò như thế nào trong việc gây dựng một đất nước Nhật cường thịnh như ngày nay?
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản ngày nay đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Không thể xây dựng một xã hội Nhật Bản phát triển trên một nền móng trống không. Trái lại nền tảng xã hội Nhật được xây dựng từ chính mỗi con người Nhật cần cù, chịu khó. Hãy thử điểm qua những việc người Nhật khiến bạn phải bất ngờ
Cách dạy con gái của Thái tử Nhật Bản
Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako sau 8 năm kết hôn, cả hai mới có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ. Thế nhưng, trái với điều mọi người suy nghĩ, cô công chúa độc nhất của Thái tử Naruhito này không được "nâng như trứng, hứng như hoa" mà cũng lớn lên như mọi đứa trẻ Nhật Bản khác. Trong mọi nỗ lực của mình, Thái tử chỉ kỳ vọng một điều: "Con gái hòa nhập cuộc sống bình thường". Vì lẽ đó, cách dạy con của cặp vợ chồng hoàng gia cũng tuân theo những giá trị cốt lõi truyền thống trong gia đình Nhật.
Không gọi con dậy vào buổi sáng là cách dạy con của người Nhật
Trong cuốn sách dạy trẻ tự lập bằng yêu thương: “66 bài học từ cha mẹ Nhật”, tác giả Sugahara Yuko cho rằng, việc đánh thức con dậy vào mỗi buổi sáng là một bài học dạy con tự lập tuyệt vời cho cha mẹ. “Cảnh tượng” gọi con dậy đi học vào mỗi buổi sáng không còn xa lạ gì với các ông bố bà mẹ Việt Nam. Họ có suy nghĩ là bố mẹ thì phải có nghĩa vụ và trách nhiệm “đưa con ra khỏi giường” để đi học đúng giờ.