Vì sao nền giáo dục Nhật Bản phát triển
Ngày nay khi nhắc tới những nền giáo dục hàng đầu thế giới, người ta ắt hẳn không thể bỏ qua nền giáo dục Nhật Bản – một trong những nền giáo dục tiên tiến bậc nhất. Vì sao mà một đất nước từng rơi xuống vực suy tàn từ sau Thế chiến thứ hai tới nay lại có sự phát triển tới thần kỳ như vậy? Nền giáo dục Nhật Bản có vai trò như thế nào trong việc gây dựng một đất nước Nhật cường thịnh như ngày nay?
Là một đất nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, lại luôn luôn phải đối mặt với những thảm họa thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa, người dân Nhật Bản từ xưa đã biết dựa vào chính sức mình để tồn tại. Thiên nhiên khắc nghiệt đã rèn cho người Nhật tính tự lập, kiên cường. Chính vì hoàn cảnh sống như vậy mà người Nhật trước nay luôn quan niệm con người là yếu tổ quan trọng của đất nước. Muốn đất nước phát triển không có cách nào khác ngoài đào tạo nguồn nhân lực hùng hậu và chất lượng.
Hệ thống giáo dục theo mô hình phương Tây
Nhật Bản cũng giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa, văn minh Trung Hoa. Nền giáo dục Nhật Bản không thể nào tách ra khỏi những tư tưởng, triết lý của lý thuyết Khổng giáo. Tuy nhiên đặc điểm văn hóa của người Nhật là luôn biết tiếp thu những tinh hóa văn hóa bên ngoài và áp dụng một cách thích hợp với nền văn hóa bản địa. Người Nhật tiếp thu song song cả nền văn hóa Trung Hoa lẫn những tiến bộ văn minh phương Tây. Chính vì vậy khi nhìn vào hệ thống giáo dục Nhật Bản, bạn có thể thấy nội dung giảng dạy có sự kết hợp đông – tây và mô hình giáo dục theo phương Tây mà cụ thể là mô hình của Mỹ. Với mô hình hệ thống giáo dục: 6 – 3 – 3 – 4 tức là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học.
Cũng xuất phát điểm từ nên văn hóa Khổng giáo, với sự tập trung đào tạo tri thức cho tầng lớp quan lại, võ sĩ nhưng tới nay nền giáo dục Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc, được đánh giá vị trí hàng đầu thế giới. Để có được kết quả như vậy, chính quyền Nhât Bản đã có nhiều cải tiến và đầu tư cho giáo dục kể từ thời Minh Trị cho tới nay.
Từ bỏ hệ thống giáo dục phần tầng, mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người
Trước đây trong thời phong kiến, chính quyền Nhật Bản chỉ tập trung đầu tư giáo dục cho tầng lớp quý tộc hay võ sĩ, môi trường giáo dục chưa được đưa tới mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng từ Minh Trị cho tới nay, Nhật Bản quan tâm đầu tư giáo dục cho tất cả mọi người. Giáo dục bắc buộc ở bậc tiểu học và trung học cơ sở thông qua việc học sinh được đến trường miễn phí nhờ đó đã nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục tại Nhật lên tới 99,98% một tỷ lệ cao so với cả Mỹ hay châu Âu. Ngay cả trẻ em khuyết tật luôn được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các em được học tập và giáo dục bình đẳng như mọi người.
Giáo dục hướng tới khoa học thực tiễn cho đời sống
Đây chính là điểm tiến bộ của nền giáo dục Nhật Bản. Chính phủ Nhật từ lâu đã xác định giáo dục phải gắn liền với lợi ích đời sống nhân dân vì vậy các ngành đào tạo nghề tại Nhật được đánh giá rất cao.
Trong khu vực giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp tại Nhật có tới 5 loại hình cơ sở đào tạo là: trường kỹ thuật, trường nông nghiệp, trường thương mại, trường hàng hải và trường bổ túc. Tất cả những mô hình đào tạo này luôn được gắn chặt với nơi sản xuất. Học tập tại đây, các học viên không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về khoa học công nghệ mà còn được rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước mọi tình huống sẵn sàng cho công việc sau này. Tuy nhiên, khi đến làm việc tại các xí nghiệp, những người công nhân vẫn phải trải qua giai đoạn học nghề để hòa nhập với công việc thực tế một cách từ từ. Chính thời kỳ học nghề tại nơi sản xuất sẽ giúp các hoc viên mới tốt nghiệp thích ứng với thế giới thực tế. Đây là quá trình tái đào tạo, một nét độc đáo của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản và cũng chính là điểm ưu việt trong công tác đào tạo của nước này.
Cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục được đầu tư
Cơ sở vật chất giành cho nền giáo dục Nhật Bản được nâng lên đáng kể. Số trường học tại tất cả các bậc giáo dục đều tăng cao đảm bảo nhu cầu giáo dục đưa đến mọi tầng lớp nhân dân đáp ứng tất cả nhu cầu học tập và nghiên cứu của người dân Nhật Bản cũng như của du học sinh quốc tế.
Bên cạnh đó, để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của một xã hội có đinh hướng thông tin, giáo dục ở nhà trường Nhật Bản cũng không ngừng được cải tiến. Máy tính được đưa vào nhà trường với sự phát triển của những phần mềm giáo dục đã làm tăng hiệu quả dạy học, đồng thời nuôi dưỡng những phẩm chất cần thiết cho trẻ em bước vào một xã hội tương lai với những mạng lưới thông tin tinh vi.
Một điểm quan trọng nữa để Nhật Bản có được chất lượng giảng dạy đạt chuẩn quốc tế như hiện nay chính là thành công của quá trình biên soạn nội dung sách giáo khoa. Với sự chuẩn hóa cao độ về nội dung cũng như tĩnh thực tiễn, học sinh Nhật Bản đươc tiếp cận thông tin từ nhiều góc độ. Điều này giúp Nhật đào tạo được nên nguồn nhân lực toàn diện. Học sinh Nhật Bản đi thi các giải quốc tế luôn đạt thành tích cao đáng ngướng mộ.
Với những đặc điểm nêu trên, chúng ta đã hiểu phần nào lý do cho sự phát triển nền giáo dục Nhật Bản hiện nay. Cùng với đó, rõ ràng nền giáo dục chất lương của Nhật Bản đã tạo nên những thế hệ công dân tuyệt vời, là nguồn nhân lực cho sự phát triển chóng mặt của Nhật Bản trong thời gian qua.
(Sưu tầm)
Thông tin khác
- » Sự phát triển của xã hội Nhật Bản (01.11.2017)
- » Trẻ (31.10.2017)
- » Bài hát: Quả gì? (31.10.2017)
- » Cách dạy con gái của Thái tử Nhật Bản (31.10.2017)
- » Không gọi con dậy vào buổi sáng là cách dạy con của người Nhật (30.10.2017)
- » Phương pháp cho trẻ tự ăn (28.10.2017)
- » Tìm trường mầm non nhật bản tại tphcm (27.10.2017)
- » Dạy trẻ theo phương pháp của Nhật. (27.10.2017)
Cách giáo dục trẻ của người Nhật
Cách giáo dục trẻ của người Nhật từ giai đoạn 0 đến 3 tuổi, khả năng ghi nhớ của bé khá tốt, theo dạng não bộ chụp lại các thông tin nên các mẹ cần dạy bé theo kiểu lập đi lập lại, vì càng lớn sự tích luỹ các thông tin của não bộ trẻ sẽ biết cách lý giải logic và thích hợp. “Ví dụ, trên 1 tuổi những đứa trẻ bình thường đều bắt đầu tập nói, có bé tập nói rất sớm, có bé chỉ ê a bắt chước được 1 -2 từ, nhưng có bé sẽ không trải qua giai đoạn này mà bước qua 2 tuổi, chúng đột nhiên có thể nói được liền cả câu dài 4 đến 5 từ liền và 1 số bé có thể nói đúng lúc đúng chỗ, những bé này thường là những đứa trẻ thông minh hơn”
Hội thao: Hãy giáo dục trẻ theo phương pháp Nhật Bản
Tại Nhật, ngoài việc cha mẹ chăm sóc và nuôi dạy con cái thì các phụ huynh cũng rất chú trọng việc cho con đi nhà trẻ. Các trường mầm non ở Nhật, họ thường chú trọng vào việc dạy trẻ học bằng phương pháp chơi đùa thông qua các trò chơi ngoài trời, cách chào hỏi, mỉn cười, quan hệ với bạn bè hơn là học đọc hay học viết.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé hiện là một phương pháp mới, rất “hot” và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, phương pháp này có những điều hay và đang được nhiều người áp dụng. Nhưng để áp dụng thành công thì thì lại đòi hỏi nhiều yếu tố. Để có cái nhìn cụ thể hơn, mời bố mẹ cùng tìm hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có tốt không nhé
Giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động vừa học vừa chơi
Đối với các bé từ 0 đến 5 tuổi, phương pháp giáo dục trẻ mầm non cần có sự phối hợp hài hoà giữa vui chơi và học tập. Theo khoa học chứng minh nếu muốn bé tư duy tốt thì việc học nên kết hợp các hoạt động vui chơi để phát triển trí não một cách hiệu quả
Kích thích trí thông minh của trẻ mầm non
Kích thích trí thông minh của trẻ thường do tác động bởi nhiều yếu tố như cách giáo dục trẻ mầm non, môi trường xung quanh và do sự dạy dỗ của gia đình,…Trẻ bắt đầu để ý những nhu cầu của người khác khi ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nhưng lúc này tư duy của trẻ vẫn còn lẫn lộn giữa tưởng tượng và thực tế.
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản ngày nay đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Không thể xây dựng một xã hội Nhật Bản phát triển trên một nền móng trống không. Trái lại nền tảng xã hội Nhật được xây dựng từ chính mỗi con người Nhật cần cù, chịu khó. Hãy thử điểm qua những việc người Nhật khiến bạn phải bất ngờ
Cách dạy con gái của Thái tử Nhật Bản
Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako sau 8 năm kết hôn, cả hai mới có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ. Thế nhưng, trái với điều mọi người suy nghĩ, cô công chúa độc nhất của Thái tử Naruhito này không được "nâng như trứng, hứng như hoa" mà cũng lớn lên như mọi đứa trẻ Nhật Bản khác. Trong mọi nỗ lực của mình, Thái tử chỉ kỳ vọng một điều: "Con gái hòa nhập cuộc sống bình thường". Vì lẽ đó, cách dạy con của cặp vợ chồng hoàng gia cũng tuân theo những giá trị cốt lõi truyền thống trong gia đình Nhật.
Không gọi con dậy vào buổi sáng là cách dạy con của người Nhật
Trong cuốn sách dạy trẻ tự lập bằng yêu thương: “66 bài học từ cha mẹ Nhật”, tác giả Sugahara Yuko cho rằng, việc đánh thức con dậy vào mỗi buổi sáng là một bài học dạy con tự lập tuyệt vời cho cha mẹ. “Cảnh tượng” gọi con dậy đi học vào mỗi buổi sáng không còn xa lạ gì với các ông bố bà mẹ Việt Nam. Họ có suy nghĩ là bố mẹ thì phải có nghĩa vụ và trách nhiệm “đưa con ra khỏi giường” để đi học đúng giờ.
Tìm trường mầm non nhật bản tại tphcm
Lần trước, khi clip bảo mẫu trường mầm non Phương Anh bảo hành trẻ rầm rộ trên khắp các diễn đàn và các trang báo mạng, tôi cũng như bao bà mẹ khác đều cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Từng có thời gian sống bên Nhật và cũng cho con đi gửi trẻ tại một điểm trông trẻ của Nhật, tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì con trai mình được chăm sóc trong thời gian không dài, bởi những giáo viên mầm non Nhật rất tận tâm và yêu quí trẻ nhỏ. Tôi rất mong có trường mầm non nhật bản tại tphcm để các phụ phuynh có thể yên tâm làm việc và gửi gấm con cái.