Trẻ tự tin từng việc nhỏ thông qua việc làm của bố mẹ
Khi sinh con và nuôi dưỡng, hầu hết các ông bố bà mẹ đều mong muốn con mình khi lớn lên biết ngoan ngoãn, nghe lời và luôn có những thành tích tốt nhất. Và trong đó sự tự tin chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của con trong cuộc sống.
Vậy làm thế nào để con có thể tự tin ngay từ những việc nhỏ nhất? Ba mẹ cùng tham khảo một vài ý sau nhé.
1. Cho con học nấu ăn
Ngay từ nhỏ ba mẹ nên cho trẻ tham gia lớp học nấu ăn vì học nấu ăn có tác động tích cực vào những trải nghiệm đầu đời của trẻ, trẻ sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi sau khi hoàn thành tác phẩm của mình. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng hứng thú với việc nấu ăn, nên ba mẹ hãy tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện sự sáng tạo, đam mê với nấu ăn và tự tạo công thức nấu ăn đặc biệt của mình, biết đâu trẻ sẽ trở thành một người đầu bếp tài hoa.
2. Ý tưởng của trẻ cần được ba mẹ ủng hộ
Hãy coi trọng và đánh giá cao những ý tưởng của trẻ như người lớn, cho dù đó là những ý tưởng kỳ quặc thì ba mẹ cũng luôn lắng nghe và tuyệt đối không cười chê trẻ. Vì trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm, nếu không được coi trọng trẻ sẽ thu mình lại và sẽ không còn muốn chia sẽ ý kiến của mình nữa. Với trẻ, các góc nhìn rất thú vị, đôi lúc ngờ nghệch nhưng đôi khi lại khiến người lớn vô cùng ngạc nhiên với những ý tưởng của trẻ.
3. Luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy những điều mới lạ.
Khi trẻ ở nhà không được tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng như bạn bè, trẻ sẽ khó phát huy những ý tưởng và sự sáng tạo của mình. Vì vậy, ba mẹ hãy giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh bằng cách cho trẻ sớm tiếp xúc với môi trường mầm non, trẻ có thêm bạn bè và được học nhiều điều mới lạ, giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và sự tự tin trong cuộc sống.
4. Tạo cơ hội để trẻ tự do sáng tạo
Để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ, ba mẹ hãy đặt ra nhiều câu hỏi như:” con nghĩ xem nếu là con thì con sẽ làm như thế nào?”, “sau khi làm phần này mình sẽ làm gì tiếp theo nhỉ?”, “bước tiếp theo mình sẽ làm sao đây?”,.. hãy đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở bằng những bài tập dạng miêu tả, kể chuyện, tóm tắt… bằng miệng thường xuyên sẽ giúp trẻ được đánh thức trí não. Mọi trẻ đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, khi trẻ sáng tạo cũng là lúc trẻ giao tiếp, suy nghĩ và điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này.
5. Trẻ nhỏ cũng cần chơi thể thao và làm quen nhạc cụ
Khi trẻ được làm quen với nhạc cụ và chơi một môn thể thao nào đó sẽ mang tới cho trẻ nhiều ý nghĩa tích cực, bởi không chỉ cho trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể mà nhạc cụ và thể thao còn giúp giải tỏa những căng thẳng, có lợi cho sự phát triển thể chất, trí não, sự tự tin và cảm giác tự hào khi có thêm nhiều hiểu biết về các loại nhạc cụ.
Đặc biệt với những trẻ có nhiều năng lượng và thích vận động việc vận động thể thao và học chơi những nhạc cụ bộ gõ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
6. Khi trẻ hoàn thành công việc hãy khen trẻ
Trẻ rất thích được thể hiện bản thân và thích nhận được những lời khen ngợi từ mọi người. Vì vậy, khi trẻ hoàn thành một công việc nào đó, dù đạt hay chưa đạt, ba mẹ hãy luôn khen ngợi, khích lệ và tán thưởng sự cố gắng của trẻ để trẻ có thể hoàn thành tốt hơn trong lần sau.
7. Hãy cho trẻ được thất bại
Hãy cho trẻ học cách độc lập ngay từ nhỏ, cho trẻ làm những việc theo ý muốn của mình và hãy để trẻ đối mặt với thất bại. Bởi khi trẻ đối mặt với sự thất bại, trẻ sẽ tự hiểu được giá trị bản thân, tự tìm hiểu nguyên nhân và tránh bị lập lại. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp con tự tin hơn và trở nên thành công hơn về sau.
8. Để trẻ chia sẽ kiến thức cùng ba mẹ
Tuy trẻ còn nhỏ, kiến thức còn hạn hẹp nhưng không phải chuyện gì trẻ cũng không biết đâu nhé. Ba mẹ hãy thử quan sát, rất nhiều việc trẻ có thể làm một cách thành thạo đấy. Hãy khuyến khích , khích lệ, và khen ngợi mỗi khi trẻ làm tốt một việc, trẻ sẽ sẵn sàng chia sẽ kiến thức của mình với ba mẹ và như vậy sẽ giúp con tự tin hơn vào một số khả năng đặc biệt của bản thân mình.
Thông tin khác
- » Trẻ cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? (25.10.2018)
- » CHỌN TRƯỜNG CHO CON, TRỌN TÌNH CHA MẸ (18.09.2018)
- » Các loại Vitamin cần thiết cho trẻ mầm non (12.09.2018)
- » NHỮNG LỢI ÍCH KHI CHO BÉ HỌC NHẢY AEROBIC (10.09.2018)
- » Thực đơn tuần 3 tháng 4| cơ sở Lũy Bán Bích (08.09.2018)
- » Thực đơn tuần 2 tháng 4 | cơ sở Vườn Lài (08.09.2018)
- » Dạy trẻ kỹ năng sống theo phương pháp dạy con kiểu Nhật (10.08.2018)
- » Trẻ mầm non có nên học bơi ngay từ nhỏ (26.07.2018)
Cách giáo dục trẻ của người Nhật
Cách giáo dục trẻ của người Nhật từ giai đoạn 0 đến 3 tuổi, khả năng ghi nhớ của bé khá tốt, theo dạng não bộ chụp lại các thông tin nên các mẹ cần dạy bé theo kiểu lập đi lập lại, vì càng lớn sự tích luỹ các thông tin của não bộ trẻ sẽ biết cách lý giải logic và thích hợp. “Ví dụ, trên 1 tuổi những đứa trẻ bình thường đều bắt đầu tập nói, có bé tập nói rất sớm, có bé chỉ ê a bắt chước được 1 -2 từ, nhưng có bé sẽ không trải qua giai đoạn này mà bước qua 2 tuổi, chúng đột nhiên có thể nói được liền cả câu dài 4 đến 5 từ liền và 1 số bé có thể nói đúng lúc đúng chỗ, những bé này thường là những đứa trẻ thông minh hơn”
Hội thao: Hãy giáo dục trẻ theo phương pháp Nhật Bản
Tại Nhật, ngoài việc cha mẹ chăm sóc và nuôi dạy con cái thì các phụ huynh cũng rất chú trọng việc cho con đi nhà trẻ. Các trường mầm non ở Nhật, họ thường chú trọng vào việc dạy trẻ học bằng phương pháp chơi đùa thông qua các trò chơi ngoài trời, cách chào hỏi, mỉn cười, quan hệ với bạn bè hơn là học đọc hay học viết.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé hiện là một phương pháp mới, rất “hot” và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, phương pháp này có những điều hay và đang được nhiều người áp dụng. Nhưng để áp dụng thành công thì thì lại đòi hỏi nhiều yếu tố. Để có cái nhìn cụ thể hơn, mời bố mẹ cùng tìm hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có tốt không nhé
Giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động vừa học vừa chơi
Đối với các bé từ 0 đến 5 tuổi, phương pháp giáo dục trẻ mầm non cần có sự phối hợp hài hoà giữa vui chơi và học tập. Theo khoa học chứng minh nếu muốn bé tư duy tốt thì việc học nên kết hợp các hoạt động vui chơi để phát triển trí não một cách hiệu quả
Kích thích trí thông minh của trẻ mầm non
Kích thích trí thông minh của trẻ thường do tác động bởi nhiều yếu tố như cách giáo dục trẻ mầm non, môi trường xung quanh và do sự dạy dỗ của gia đình,…Trẻ bắt đầu để ý những nhu cầu của người khác khi ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nhưng lúc này tư duy của trẻ vẫn còn lẫn lộn giữa tưởng tượng và thực tế.
Vì sao nền giáo dục Nhật Bản phát triển
Ngày nay khi nhắc tới những nền giáo dục hàng đầu thế giới, người ta ắt hẳn không thể bỏ qua nền giáo dục Nhật Bản – một trong những nền giáo dục tiên tiến bậc nhất. Vì sao mà một đất nước từng rơi xuống vực suy tàn từ sau Thế chiến thứ hai tới nay lại có sự phát triển tới thần kỳ như vậy? Nền giáo dục Nhật Bản có vai trò như thế nào trong việc gây dựng một đất nước Nhật cường thịnh như ngày nay?
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản ngày nay đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Không thể xây dựng một xã hội Nhật Bản phát triển trên một nền móng trống không. Trái lại nền tảng xã hội Nhật được xây dựng từ chính mỗi con người Nhật cần cù, chịu khó. Hãy thử điểm qua những việc người Nhật khiến bạn phải bất ngờ
Cách dạy con gái của Thái tử Nhật Bản
Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako sau 8 năm kết hôn, cả hai mới có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ. Thế nhưng, trái với điều mọi người suy nghĩ, cô công chúa độc nhất của Thái tử Naruhito này không được "nâng như trứng, hứng như hoa" mà cũng lớn lên như mọi đứa trẻ Nhật Bản khác. Trong mọi nỗ lực của mình, Thái tử chỉ kỳ vọng một điều: "Con gái hòa nhập cuộc sống bình thường". Vì lẽ đó, cách dạy con của cặp vợ chồng hoàng gia cũng tuân theo những giá trị cốt lõi truyền thống trong gia đình Nhật.
Không gọi con dậy vào buổi sáng là cách dạy con của người Nhật
Trong cuốn sách dạy trẻ tự lập bằng yêu thương: “66 bài học từ cha mẹ Nhật”, tác giả Sugahara Yuko cho rằng, việc đánh thức con dậy vào mỗi buổi sáng là một bài học dạy con tự lập tuyệt vời cho cha mẹ. “Cảnh tượng” gọi con dậy đi học vào mỗi buổi sáng không còn xa lạ gì với các ông bố bà mẹ Việt Nam. Họ có suy nghĩ là bố mẹ thì phải có nghĩa vụ và trách nhiệm “đưa con ra khỏi giường” để đi học đúng giờ.