Chương trình giáo dục trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

  a. Phát triển vận động.

  • Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi một cách hài hòa.
  • Trẻ thích nghi với chế độ ăn cháo và cơm nát, các loại thức ăn khác nhau. Thời gian sinh hoạt chủ yếu là ăn, chơi, ngủ, vận động cơ thể làm chính.
  • Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi: tập thụ động, hít thở bằng vận động với tay, lưng, bụng, lườn.
  • Một số vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu:

          +  Bé 12-18 tháng: Trườn, bò qua vật cản, ngồi lăn tung bóng.

          +  Bé 18-24 tháng: Bò, trườn; đi, chạy (đi theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp, đi bước qua vật cản, bước lên xuống bậc thang); tung, ném (ngồi lăn bóng, đứng ném, tung bóng).

  • Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt.

          +  Bé 12 – 18 tháng: Xoay bàn tay và cử động các ngón tay; gõ, đập, cầm, bóp đồ vật; đóng mở nắp không ren; tháo lắp, lồng hộp, xếp chồng 2-3 khối.

          +  Bé 18-24 tháng: Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay, cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật, tháo lắp lồng hộp tròn, vuông, xếp chồng 4-5 khối.

  b. Dinh dưỡng sức khỏe:

  • Luyện tập nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt như làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau,  làm quen chế độ ngủ 1 đến 2 giấc, tập một số thói quen tốt (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, gọi cô khi có nhu cầu)
  • Làm quen với một số việc tự phục vụ và giữ gìn sức khỏe: 

          +  Tập ngồi vào bàn ăn dùng muỗng xúc thức ăn và uống nước bằng ly.

          +  Thể hiện nhu cầu khi muốn ăn, ngủ, vệ sinh.

          +  Tập tự ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh.

          +  Làm quen với rửa tay, lau mặt.

  c. Nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn

  • Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.
  • Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
  • Biết tên cô, bạn, người  thân và các đồ dùng đồ chơi của bản thân, lớp học.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

  a.  Tập luyện và phối hợp các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)

  • Tìm đồ chơi cất giấu, nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh.
  • Sờ nắm, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh.

  b.  Nhận biết

  • Gọi tên, chức năng một số bộ phận cơ thể của con nguời.
  • Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
  • Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ.
  • Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng,…

3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

  a. Lắng nghe:

  • Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
  • Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.
  • Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói.
  • Nghe các bài hát, đồng dao, chuyện kể đơn giản theo tranh ảnh.

  b.  Nói chuyện

  • Phát âm các âm khác nhau.
  • Goị tên đồ vật, con vật, các hành động gần gũi.
  • Đặt câu hỏi và trả lời: làm gì? con gì? cái gì?.
  • Nói những câu đơn giản để thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình.
  • Khi cô đọc thơ, kể chuyện, bé có thể đọc theo câu cuối.

3. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI, THẨM MỸ

  a. Tình cảm.

  • Nhận biết tên gọi, hình ảnh bản thân.
  • Biểu lộ cảm xúc với những người xung quanh.

  b. Kỹ năng xã hội

  • Giao tiếp với cô, bạn và người thân.
  • Sử dụng đồ chơi, quan tâm tới vật nuôi.
  • Nói được một số câu trong giao tiếp: chào, tạm biệt, ạ, dạ,..

  c. Cảm xúc thẩm mỹ

  • Nghe nhac, âm thanh các nhạc cụ. Hát theo và tập vận động đơn giản theo nhạc.
  • Tập tự lật sách xem tranh, cầm màu vẽ.

bài viết khác