7 cách đơn giản trị tiêu chảy hiệu quả cho trẻ tại nhà
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ trong mùa hè. Nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Nếu trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa non nớt của chúng sẽ gặp trục trặc.
Phần lớn những trường hợp tiêu chảy ở trẻ em đều là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ đi tiêu phân lỏng và liên tục suốt ngày. Trong khi đó, nếu bị tiêu chảy do nhiễm vi-rút, chất thải của trẻ sẽ có dạng nước, rất dễ khiến chúng bị kiệt sức do mất nước quá nhanh và nhiều.
Việc sử dụng thuốc trị tiêu chảy cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa nhi. Tuy nhiên, nếu mức độ bệnh không quá nặng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà dưới đây:
1. Nước cơm
Tiêu chảy khiến cơ thể của trẻ bị mất nước, đặc biệt là lượng khoáng chất và muối. Vì vậy, việc bù nước cho trẻ bằng các loại đồ uống và dung dịch điện giải là điều rất cần thiết. Nước cơm có khả năng kiểm soát tiêu chảy rất hiệu quả ở trẻ em vì chúng giàu tinh bột, giúp cải thiện tình trạng đi phân lỏng và phục hồi lại lượng nước thiết yếu đã mất cho cơ thể.
Cách làm: Lấy một nắm gạo trắng hoặc gạo lứt đun sôi cùng với ½ lít nước cho đến khi gạo chín đều. Lọc lấy nước gạo, cho thêm khoảng 10g muối và đun sôi thêm vài phút. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm nước và đun cho đến khi nước gạo đặc sệt lại. Cho trẻ uống khoảng từ 60ml đến 80ml nước gạo này sau mỗi lần chúng đi vệ sinh cho đến khi những cơn tiêu chảy thưa dần và chấm dứt hẳn.
2. Nước đường - muối
Khi đi phân lỏng dạng nước, trẻ sẽ bị mất đi một lượng đường và muối đáng kể trong cơ thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến con bạn bị mất nước. Để giúp cơ thể phục hồi trở lại, nước đường - muối được xem là giải pháp tốt nhất.
Cách làm: Đun sôi 1 lít nước và để nguội. Cho vào đó 1 thìa cà phê muối (khoảng 5g) và 8 muỗng cà phê đường (khoảng 40g). Khuấy thật đều để đường và muối tan hoàn toàn. Loại nước này là phương thuốc tuyệt vời để phòng ngừa tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy. Bạn có thể vắt thêm ½ quả chanh. Không chỉ giúp tăng mùi vị của nước đường - muối ngon hơn, chanh còn bổ sung thêm kali cho cơ thể của trẻ, bên cạnh đường và muối.
3. Khoai tây luộc
Ngoài việc bù nước cho cơ thể, bạn cũng cần chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong giai đoạn chúng đang bị tiêu chảy. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi hơn. Khoai tây luộc là món dễ ăn, dễ tiêu hóa và có thể giúp trẻ cảm thấy no lâu. Sự hiện diện của tinh bột trong khoai tây sẽ giúp hạn chế tình trạng đi tiêu phân lỏng.
Cách làm: Luộc từ 1 đến 2 củ khoai tây trung bình, để nguyên vỏ. Sau khi khoai chín, gọt bỏ vỏ và nghiền nhuyễn. Cho thêm một ít nước và chút xíu muối nếu thích rồi cho trẻ ăn vài muỗng khoai tây nghiền giữa các bữa ăn như một món ăn vặt. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên ép con mình ăn nếu chúng không thích. Hãy để trẻ ăn theo ý thích của chúng. Bạn cũng có thể dùng khoai tây nghiền đế chế biến thành những món ăn thơm ngon hơn khi kết hợp chúng với những nguyên liệu khác.
4. Nước gừng
Gừng có công dụng kháng khuẩn nên sẽ giúp làm lành tình trạng nhiễm khuẩn bên trong đường ruột. Đây chính là lý do giải thích tại sao nước ép gừng lại trở thành một phương thuốc dân gian trị tiêu chảy rất tốt cho trẻ em.
Cách làm: Lấy ½ nhánh gừng xay nhuyễn, cho thêm ½ lít nước rồi đun sôi. Lọc lấy nước để nguội rồi cho trẻ uống từng ít một suốt cả ngày. Nước gừng hơi cay nên để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm chút xíu mật ong.
5. Trà thảo dược
Những loại trà thảo dược đặc biệt có thể làm dịu những triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể uống được các loại trà thảo dược, đặc biệt là những loại có mùi vị tương đối đậm hoặc cay.
Trà hoa cúc vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu khi bạn muốn dùng trà thảo dược để trị tiêu chảy cho trẻ. Chúng có tác dụng khoáng viêm nhiễm, giúp đánh bại chứng tiêu chảy và tình trạng nhiễm khuẩn trong dạ dày.
Cách làm: Lấy một vài lá thảo dược mà bạn muốn dùng đun sôi cùng ½ lít nước. Lọc lấy nước, cho thêm một vài giọt mật ong rồi cho trẻ uống ngày hai lầm đến khi bệnh tiêu chảy chấm dứt hẳn.
6. Nước dừa
Loại nước thơm ngon và giàu dưỡng chất này là một cách bù nước lý tưởng cho trẻ khi chúng đang bị tiêu chảy. Nước dừa giúp khôi phục lại lượng muối và các chất dinh dưỡng bị mất đồng thời còn bổ sung thêm các chất chống ô-xy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
7. Sữa chua
Sự hiện diện của những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ làm dịu lớp thành bên trong của dạ dày, khắc phục tình trạng nhiễm trùng và đẩy lùi bệnh tiêu chảy.
Thông tin khác
- » Các thực phẩm giàu canxi cho bé (09.11.2017)
- » Những bài học đạo đức của nền giáo dục Nhật Bản (09.11.2017)
- » Những điều cần biết khi cho bé ăn trái cây. (07.11.2017)
- » Giúp trẻ làm quen với trường mầm non (07.11.2017)
- » Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (07.11.2017)
- » Chăm sóc tốt bửa ăn cho trẻ mầm non (06.11.2017)
- » Giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động vừa học vừa chơi (06.11.2017)
- » Nguyên nhân khiến trẻ em luôn đi dép trái (04.11.2017)
KỸ NĂNG SỐNG: DẠY PÉ AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY
Hè năm nay Quân được bố cho đi máy bay đến thăm chù 1 ruột ở xa. Nghe tin ấy, Quân vui mừng hoa tay múa chân, rồi dang rộng hai tay như chú chim non xèo cánh trên bầu trời, chạy một vòng quanh nhà. Vui thì vui thật, nhưng giữ an toàn khi đi máy bay là vô cùng quan trọng. bé phải chú ý các điểm sau:
ĐỪNG BẮT CON TRẺ PHẢI BIẾT CHIA SẺ QUÁ SỚM
Nhiều bố mẹ hay giải quyết các vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép các bé chia sẻ đồ chơi với nhau. Nhưng liệu đó có phải là cách đúng đắn? Một trong những nguyên tắc của "dạy con từ thuở còn thơ" đó là dạy các bé chơi ngoan với nhau; điều này thường xuyên được hiểu là dạy bé cách chia sẻ với nhau. Nếu bạn từng nhìn thấy ba bé mẫu giáo chơi trong sân, bạn sẽ hiểu rằng ngay cả nếu có 10 đồ chơi ở đó, tất cả các bé sẽ muốn chơi cùng một thứ, và sẽ thường xảy ra một cuộc chiến nho nhỏ khi một bé không có thứ đồ chơi yêu thích.
Cha mẹ nên giành sự yêu thương cho con mỗi ngày
Dù cuộc sống có bộn bề thì cha mẹ cũng dành thời gian bên con để trẻ thấy được tình yêu thương và sự quan tâm mà cha mẹ dành cho trẻ. Những lời nói tích cực và yêu thương của cha mẹ sẽ luôn là sức mạnh to lớn để giúp con phát triển tốt hơn trong tương lai.
9 ĐIỀU BỐ MẸ NÀO CŨNG CẦN DẠY CON
Bố mẹ nào cũng mong con cái thành đạt trong cuộc sống. Dưới đây là 10 điều bố mẹ có thể dạy con để làm để tạo nền tảng vững chắc cho con từ nhỏ. Như: dạy con biết tôn trọng. Sự tôn trọng cha mẹ cần dạy con không chỉ là tôn trọng đối với mọi người mà còn là tôn trọng thiên nhiên và tất cả những gì mình có được. Cha mẹ cũng nên dạy con cái về giá trị của sự tôn trọng để trẻ hiểu rằng trẻ sẽ cũng sẽ được tôn trọng khi biết tôn trọng người khác.
NHỮNG TÁC HẠI KHI CHO CON DÙNG TI GIẢ KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Vật dụng "kinh điển" thường có trong danh sách đồ dùng sơ sinh lại là thứ gây nguy hại đến bé yêu nếu mẹ không biết sử dụng đúng cách. Núm vú giả là vật dụng yêu thích của nhiều ông bố bà mẹ để trị cơn quấy khóc của trẻ sơ sinh, giúp bé bình tĩnh lại, ngủ ngon. Tuy nhiên, cho bé dùng núm vú giả quá lâu, quá sớm hay không đúng cách có thể để lại hậu quả khôn lường.
SAI LẦM TAI HẠI TỪ THÓI QUEN BẾ CẮP NÁCH TRẺ NHỎ
Nhiều mẹ có thói quen bế cắp nách con nhỏ. Tuy nhiên, theo tư vấn của các chuyên gia, việc làm này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Một số mẹ thắc mắc khi con còn nhỏ mà bế cắp nách có khiến con bị chân vòng kiềng hay không? Bế cắp nách trẻ từ sớm liệu con có bị mắc những bệnh liên quan đến tinh hoàn (đối với bé trai) sau này? Cuộc trò chuyện với Bác sĩ Vũ Duy Hà Giao ( Cục Y tế - Bộ Công an) sẽ giải đáp giúp các mẹ những thắc mắc này. Bế cắp nách trẻ có bị vòng kiềng không? Theo Bác sĩ chuyên khoa Nhi, Vũ Duy Hà Giao ( Cục Y tế - Bộ Công an) cho biết, giai đoạn bé từ khi sinh đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để kiến tạo xương. Đây cũng là giai đoạn xương bé chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động bên trong và bê ngoài cơ thể trẻ.
Làm gì khi bé nổi giận
Theo nghiên cứu một cơn giận của trẻ thường trải qua các giai đoạn: cơn giận bùng phát: trẻ bắt đầu bằng việc la hét, ném đồ đạc. Giai đoạn tiếp theo: Tức giận và thất vọng. Trước đây, các chuyên gia thường cho rằng cảm giác thất vọng thường tới sau khi bùng phát cơn giận. Nhưng gần đây, các chuyên gia nhận thấy rằng sự bùng phát và cảm xúc thất vọng (khóc lóc, mè nheo, thút thít) thường đan xen với nhau. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhận thấy cơn giận của trẻ khi trẻ giận dữ chứ không thấy rằng nguy cơ bùng phát cơn giận khi trẻ khóc lóc, mè nheo.
Trẻ
Nếu con bạn quá vâng lời, không bao giờ phản kháng chưa chắc đã là 1 dấu hiệu tốt. Tương tự, những đứa trẻ bướng bỉnh, có phần "cứng đầu" lại được dự báo là thường thông minh và dễ thành công hơn trong tương lai. Hầu hết các bậc cha mẹ đều không tránh khỏi những khi “bó tay toàn tập” với lũ nhóc nghịch ngợm và phải thét lên: “Mặc kệ! Con muốn làm gì thì làm”. Đó là lúc bọn trẻ không ngừng hò hét, leo trèo, bôi bẩn nhà vệ sinh hay làm bung bét mâm cơm vừa dọn ra.
Phương pháp cho trẻ tự ăn
Cách cho trẻ tự ăn uống dứt khoát. Ngậm cơm hay thức ăn rất lâu trong miệng là thói quen mà rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải. Ngoài việc bé ăn chậm, ngậm lâu mất thời gian, không nạp đủ dinh dưỡng cần thiết, khi để bé ngậm đồ lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, lượng đường bám vào răng có thể khiến bé bị sâu răng. Các mẹ hãy thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để trị tật ăn ngậm ở bé.