Theo khoa học chứng minh, nâng khiếu của bé hình thành và phát triển rất sớm, thâm chí từ lúc mới sinh ra, nhưng nâng khiếu của bé sẽ theo quy luật giảm dần, bé càng lớn càng khó phát hiện. Như một bé khi sinh ra có 100% năng lực, nếu được bồi dưỡng từ 3 tuổi, bé sẽ phát huy được 90%, nhưng đến lúc 5-6 tuổi thì chỉ còn 70%, hoặc đến 10 tuổi thì đôi khi chỉ còn 50%. Nhiều trẻ tỏ ra đặc biệt thích một lĩnh vực nào đó, nhưng cha mẹ thiếu quan tâm, cho đó là chuyện tầm phào và ép buộc trẻ học những thứ trẻ không có hứng thú, vô hình chung đã bỏ phí năng khiếu của trẻ.
Khi bé tỏ ra thích thú đặc biệt một lĩnh vực nào đó, các bậc bố mẹ hãy theo dõi và tạo điều kiện để con phát huy tối đa trong lĩnh vực đó, đừng quên động viên khi con có những thành tích nhỏ ban đầu. Vì theo thống kê năng khiếu của bé lên tới 90% giai đoạn phát triển trong 12 năm đầu đời
Không ít các bậc bố mẹ ép con mình theo học những thứ họ muốn, không quan tâm tới việc trẻ có thích hay không, có đam mê không,.. dẫn tới nhiều áp lực, căng thẳng cho trẻ nhỏ lẫn người lớn. Thế nên, bố mẹ đừng đánh giá quá cao về năng khiếu của bé, đừng thấy con hát hay thì ngay lập tức cho rằng con mình có thể thành ca sĩ rồi ra sức đưa con tới lớp luyện thanh.
Phát triển và bồi dưỡng năng khiếu của bé đúng cách
Để phát triển và bồi dưỡng năng khiếu đúng cách, phù hợp với từng bé thì cha mẹ cần có kiến thức quan sát con mình, vì mỗi đứa trẻ là một tiểu vũ trụ với cá tính, sợ thích không giống nhau. Theo Ông Howard Gardner - Tiến sỹ Tâm lý học nổi tiếng của ĐH Havard, có đến 9 loại năng khiếu:
-
Năng khiếu về toán học/logic
-
Ngôn ngữ/lời nói
-
Thị giác/không gian
-
Vận động
-
Âm nhạc/giai điệu
-
Hướng ngoại
-
Hướng nội
-
Hướng về thiên nhiên
-
Hướng về sự tồn tại.
Có thể thấy, năng khiếu của con người rất đa dạng và năng lực của con người không chỉ bó hẹp ở một loại năng khiếu nào đó, mà có thể là sự kết hợp của nhiều loại năng khiếu khác nhau. Biết con mình sở hữu loại thiên khiếu nào, cha mẹ sẽ biết cách điều hướng và phát triển tối ưu cho trẻ, giáo dục cho trẻ biết bản thân là người có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó, tạo ra sự tự tin ở trẻ, đó chính là nền tảng cho trẻ học tốt ở trường và thành công hơn trong cuộc sống sau này.
Những biểu hiện chứng tỏ năng khiếu của bé đặc biệt hay năng khiếu bẩm sinh:
-
Trẻ hay tò mò, thường xuyên hỏi cha mẹ bằng những câu hỏi cắc cớ.
-
Biết đi, biết nói khá sớm.
-
Sử dụng được đôi tay, và đôi khi là đôi chân, để thực hiện các động tác khó như gắp đồ vật nhỏ bằng các ngón chân.
-
Sớm say mê với bảng chữ cái.
-
Có sự hiểu biết về số học và các khái niệm thời gian khá thành thạo.
-
Có khả năng giải được các bài toán đố tương đối khó so với tuổi của trẻ.
-
Có khả năng cảm thụ nhạy bén và hưởng ứng mạnh mẽ với âm nhạc. Tiếp thu nhanh chóng các giai điệu, bài hát và thể hiện lại hết sức chính xác.
-
Có khả năng ứng phó và biết cách lợi dụng hoàn cảnh bất lợi để vươn lên.
-
Lộ vẻ thiếu kiên nhẫn trước những giới hạn vì cơ thể chưa đủ phát triển hoặc không thể đáp ứng.
-
Có thể lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, phân loại mọi vật và sau đó tự đặt tên cho chúng theo suy nghĩ riêng của trẻ.
-
Hiểu được khái niệm nguyên nhân và kết quả, đáp ứng tốt, nhanh chóng với các hướng dẫn và thực hiện nhiều nhiệm vụ được giao hơn so với những bé khác.
-
Sở hữu vốn từ vựng phong phú, có thể nói chuyện một cách mạch lạc khi còn nhỏ tuổi và biết cách diễn đạt bản thân bằng cách dùng các từ khó và các mẫu câu phức hợp.
-
Có khả năng tập trung vào việc gì đó một thời gian khá dài.
-
Có khả năng thuật lại một câu chuyện hay một sự kiện mạch lạc, rõ ràng và thậm chí sáng tạo phần kết ly kỳ nhưng vẫn hợp lý.
-
Ghi nhớ chi tiết những sự kiện phức tạp để rồi có thể mô tả lại một cách sinh động sau một khoảng thời gian dài.