Nền giáo dục Nhật Bản ở bậc mẫu giáo
Người Nhật rất chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi và cảm ơn. Vì vậy, ngay khi bước chân vào trường mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc về ứng xử căn bản và khi vào trường tiểu học cac bé chính thức bắt đầu học về đạo đức. Mỗi buổi sáng, để bắt đầu ngày mới các bé thường xếp hàng và trịnh trọng chào giáo viên. Trong suốt quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cảm ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.
Những bài học đạo đức của trẻ em Nhật
Bài học số 1: Ngay từ mẫu giáo, người Nhật đã hướng dẫn cho trẻ tự phục vụ. Khi đến giờ ăn, các giáo viên mầm non sẽ chia thức ăn vào bát, chia sữa vào ly, trẻ được phân công trực nhật sẽ phục vụ đồ ăn và bưng đến bàn của các bạn. Sau đó, các trẻ tập trung đứng trước lớp và cùng nói “chúc các bạn ngon miệng”, các bé khác sẽ nói “cảm ơn”. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo đó là nền giáo dục Nhật Bản
Bài học số 2: Ngay khi trẻ em được đưa vào trường mẫu giáo, nền giáo dục Nhật Bản đã dạy trẻ những bài học quan trọng: cách ứng xử lịch thiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc, chia sẽ trách nhiệm trong tập thể và sự tự lập thông qua các hình thức như: trẻ tự ăn, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự cất mền gối và nệm sau giấc ngủ trưa,..
Bài học số 3: Tuỳ vào độ tuổi, trẻ em Nhật được học cẩm nang hành động gồm: những hành động nên làm và không nên làm. Ví dụ: thấy vòi nước đang chảy không có người dùng thì dù bất cứ nơi nào đều đóng vòi ngay, quạt và đèn điện tắt khi cảm thấy không cần thiết và không có người. Không phá phách làm hư hao đến tài sản công cộng
Giáo dục đạo đức Nhật Bản thông qua các hoạt động ngoại khoá: lễ hội thể thao được xem là phổ biến nhất được diễn ra mỗi năm từ bậc tiểu học.Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.
Bài học số 4: Các thầy cô thường lồng ghép môn học đạo đức vào các hoạt động hàng ngày để dạy trẻ. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.
Bài học số 5: Bên cạnh đó, trong hoạt động hằng ngày các bé sẽ thực hiện chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.
Thông tin khác
- » Những điều cần biết khi cho bé ăn trái cây. (07.11.2017)
- » Giúp trẻ làm quen với trường mầm non (07.11.2017)
- » Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (07.11.2017)
- » Chăm sóc tốt bửa ăn cho trẻ mầm non (06.11.2017)
- » Giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động vừa học vừa chơi (06.11.2017)
- » Nguyên nhân khiến trẻ em luôn đi dép trái (04.11.2017)
- » Tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ em (04.11.2017)
- » Nguyên nhân khiến bé khóc khi bé đi nhà trẻ (04.11.2017)