Giáo dục giới tính cho trẻ là gì?
Theo ông Nguyễn Trọng An – Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cho biết: Việc giáo dục giới tính hiện nay ít được quan tâm do chúng ta vẫn nhầm lẫn giữa “giáo dục giới tính” với “giáo dục tình dục”. Việc giáo dục về giới tính được thực hiện ngay từ khi trẻ còn học mầm non. Các bậc phụ huynh ở nước này cũng luôn kết hợp việc giáo dục giới tính cho con mình mỗi khi đưa con đến hồ bơi hoặc đi xem các con vật. Mỗi năm người ta giáo dục một chút và khi đến tuổi dậy thì trẻ đã có thể phần nào có được những hiểu biết tổng thể về giới tính.
Trong khi ở Việt Nam, đến lớp 8 thì trẻ mới được học và tìm hiểu về vấn đề này từ sách giáo khoa. Thực tế cũng cho thấy, nhiều phụ huynh không muốn cho trẻ biết quá sớm vì nghĩ rằng như vậy sẽ giống “vẽ đường cho hươu chạy”, nhưng nếu vẽ đường cho hươu chạy đúng thì có cần hay không?
Ba mẹ có biết rằng, giai đoạn từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ cảm thấy tò mò rất mạnh mẽ về giới tính, ngôn ngữ lúc này cũng khá rõ ràng, hoạt động vận động và nhận thức tương đối nhanh. Vì vậy, giai đoạn này là giai đoạn tốt nhất để truyền đạt những kiến thức về giới tính để trẻ sớm có những kỹ năng biết kiểm soát, tự bảo vệ, phòng tránh các nguy hiểm khi gặp phải.
Tránh tệ nạn xã hội bằng giáo dục giới tính sớm cho trẻ
Hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp trẻ em có hành vi xâm hại tình dục lẫn nhau hoặc tự xâm hại bản thân mình và tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên cũng ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là do thiếu kiến thức về giới tính. Vậy nên, hãy giúp trẻ có kiến thức và hiểu biết về giới tính ngay từ lứa tuổi mầm non để trẻ có kiến thức tránh xa các tệ nạn xã hội ngay khi vừa lớn lên.
Với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất, trường Mầm non Happy House đã tổ chức nhiều giờ học về kỹ năng để trẻ từ 3 – 6 tuổi, các bé vừa được vui chơi, học tập, vừa được thực hành bằng những giờ học cực kỳ vui nhộn và lý thú. Tại đây, trẻ được phân biệt về giới tính, quy tắc 5 ngón tay, quy tắc vùng đồ bơi,…trẻ phân biệt và nhận biết các bộ phận sinh dục, vùng kín, cho trẻ hiểu được vì sao phải bảo vệ chúng. Từ đó trẻ sẽ tự biết cách bảo vệ bản thân, tránh khỏi sự xâm hại của kẻ xấu, tránh bị xâm hại tình dục.
Sau khi trẻ được truyền đạt các kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ còn được thực hành bằng những tình huống thực tế, những giờ học như thế này càng làm trẻ cảm thấy hứng thú và yêu thích hơn mỗi khi tham gia.
Để hiểu và giúp các bé ngày càng có thêm nhiều kỹ năng, tự tin hơn, ba mẹ nên trò chuyện, trao đổi thêm với các bé hàng ngày để đồng hành cùng trường Mầm non Happy House trên hành trình tự lập, cùng con vươn tới những ước mơ.
Thông tin khác
- » BÀI THƠ: CHÀO HỎI (25.03.2019)
- » Bài thơ giáo dục kỹ năng sống cho bé (25.03.2019)
- » Lí do nên cho trẻ đi học mẫu giáo (06.11.2018)
- » Trẻ tự tin từng việc nhỏ thông qua việc làm của bố mẹ (06.11.2018)
- » Trẻ cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? (25.10.2018)
- » CHỌN TRƯỜNG CHO CON, TRỌN TÌNH CHA MẸ (18.09.2018)
- » Các loại Vitamin cần thiết cho trẻ mầm non (12.09.2018)
- » NHỮNG LỢI ÍCH KHI CHO BÉ HỌC NHẢY AEROBIC (10.09.2018)