1. Thực phẩm giàu đạm
Tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước là những nhóm chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự hấp thu và hệ tiêu hóa của bé. Những thực phẩm giàu đạm có tác dụng kích thích sản sinh nhiệt cao hơn các thức ăn khác, khả năng giữ ẩm tốt trong thời tiết lanh. Ngoài ra, cần bổ sinh đạm cho bé từ sữa, đậu nành, thịt, cá, tôm, cua, trứng và gan.
2. Thực phẩm giàu vitamin A và C
Trong các vitamin A giúp tăng sức đề kháng ở bé chống lại bệnh cảm cúm khi trời lại. Bởi vitamin A có tác dụng ổn định màng tế nào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại virus của tế bào giảm, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi. Một khi bị virus và vi khuẩn tấn công, trẻ rất dễ viêm nhiễm đường hô hấp. Do đó, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như trứng, gan, sữa, rau lá sẫm màu (rau ngót, mùng tơi, muống, cải ngọt (bó xôi), bí đỏ, cà rốt...). Trái cây màu vàng hoặc da cam như xoài, đu đủ, chuối, cam, hồng chín… cũng chứa nhiều vitamin A và tiền vitamin A.
Vitamin C có công dụng tăng cường thể lực và phòng chống virus lây nhiễm; hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Lúc trẻ cảm hoặc sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm xuống mức thấp. Mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại đồ ăn thức uống có hàm lượng vitamin C cao cho bé như cam, chuối, xoài, quýt, bưởi, rau xanh…. Ngoài ra, mẹ nên chế biến thêm hành, tỏi và gừng vào các món ăn, để tăng sức đề kháng khi trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Tỏi tây có chứa nhiều vitamin B và C, khoáng chất (sắt, canxi, phốt pho, magie, natri, kali…) bổ thần kinh, giúp tránh cảm. Hành tây có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hóa, trị ho, an thần nhẹ, bồi bổ cơ thể. Củ gừng tươi có khả năng đánh bại nhiều loại cảm cúm.
3. Thực phẩm dễ tiêu hóa
Khi bụng bé nhaỵ cảm, mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa (cháo, bột...) hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức phù hợp. Nếu tiêu chảy, chỉ cho bé ăn dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật. Đồng thời, cần cho bé ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo quản kỹ lưỡng, hạn chế lưu trữ đồ ăn nhiều ngày.
Thời tiết thay đổi thất thường, mẹ tránh cho bé chơi ngoài trời nắng hay mưa. Việc tập thể dục đều đặn, giữ vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, chăm sóc răng miệng… cũng giúp bé phòng tránh nhiều tác nhân gây bệnh.
Nguồn https://vnexpress.net
Thông tin khác
- » Chào đón Hội thao Nhật Bản 2019 (03.05.2019)
- » Dạy bé kỹ năng sống – Cách đối phó với người lạ (25.04.2019)
- » Sự tích bánh chưng, bánh giầy (17.04.2019)
- » Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ? (26.03.2019)
- » Giáo dục giới tính sớm cho trẻ, nên hay không nên? (25.03.2019)
- » BÀI THƠ: CHÀO HỎI (25.03.2019)
- » Bài thơ giáo dục kỹ năng sống cho bé (25.03.2019)
- » Lí do nên cho trẻ đi học mẫu giáo (06.11.2018)