Trẻ cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Ngay khi vừa chập chững biết đi, ba mẹ hãy tập cho trẻ thói quen uống nước. Bởi trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu vận động nên việc thường xuyên cho trẻ uống nước sẽ giúp ích cho một cơ thể khỏe mạnh.
Không chỉ là vào mùa nóng, mà dù bất cứ mùa nào trong năm, nước lọc cũng không làm trẻ hứng thú bằng các loại nước ngọt có gas. Vậy nên, hãy tập cho trẻ hình thành thói quen uống nước lọc ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhưng nếu uống nước lọc không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, ba mẹ cần chú ý một số nguyên tắc khi cho trẻ uống nước:
- Chỉ nên cho trẻ uống một ít nước trước bửa ăn, bởi nước sẽ tạo cho trẻ cảm giác no ngang và lười ăn, uống nhiều nước trước khi ăn rất dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ. Vì khi lượng nước tích tụ trong cơ thể nhiều dẫn tới “tè dầm” hoặc thức dậy đi tiểu sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
- Với trẻ còn trong độ tuổi mầm non, tuy cần tập cho trẻ thói quen uống nước nhưng ăn vẫn nên chú trọng nhiều hơn uống và không nên cho trẻ uống nước trong bữa ăn.
Trẻ cần uống nước mỗi ngày, vậy uống bao nhiêu là đủ?
Lượng nước bổ sung cho cơ thể trẻ sẽ tùy theo từng độ tuổi và thời tiết. Ngoài các loại nước uống như sữa, nước trái cây, súp hay cháo thì trung bình trẻ uống từ 1 – 3 ly nước lọc và trẻ có thể uống nhiều hơn nếu bé thích hoặc khi bị bệnh hay thời tiết nắng nóng.
Để có thể theo dõi được lượng nước trẻ uống, ba mẹ có thể ghi lại số lần lấy nước. Đừng cứng nhắc về việc thường xuyên cho trẻ uống nước mà quan trọng là trẻ uống được bao nhiêu nước một lần. Trẻ uống nước nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thức ăn và các hoạt động trong ngày.
Do trẻ ham chơi, không có thói quen uống nước lọc nên trẻ nhỏ thường dễ bị mất nước hơn so với người lớn. Nước cung cấp vào cơ thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và hấp thu các chất dinh dưỡng nên khi cơ thể trẻ mất nước thì không còn là vấn đề nhỏ. Ngay khi mất nước bé chỉ bằng 2% trọng lượng cơ thể và có thể ảnh hưởng đến phản ứng thể chất, tinh thần và ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ ở trường.
Hãy cho trẻ yêu thích uống nước bằng cách trang trí vài lát cam, vài lát dâu tây hoặc thêm một số viên đá có hình thù thú vị để ly nước trông ngon hơn.
Ngoài nước lọc thì loại nào sẽ tốt cho cơ thể trẻ?
Hiện nay, có rất nhiều loại nước uống cho trẻ, nhưng không phải loại nào cũng đều tốt cho sức khỏe. Ba mẹ cần chọn lựa các loại thức uống có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như nước lọc, nước trái cây, sữa. Trong ngày, nên thay đổi luân phiên giữa nước lọc, nước trái cây và sữa (Tỷ lệ pha chế nước quả với nước là 50/50). Trẻ sẽ không được uống sang loại nước khác nếu chưa uống hết ly trước đó của mình. Thỉnh thoảng, những trò chơi như xem ai là người uống nhanh nhất cũng là một phương pháp tuyệt vời để tạo nguồn cảm hứng cho trẻ.
Mẹ nên tập cho bé uống hết một ly nước lọc khoảng 100 - 150 ml trước khi bé được uống những thức uống khác. Đồng thời, hãy để bé tự động uống để bé luôn cảm thấy mình được “tự chủ”. Một khi bé biết “chịu trách nhiệm” về thời gian và cả lượng nước uống thì lúc đó việc uống nước sẽ trở nên dễ dàng thôi!
Thông tin khác
- » CHỌN TRƯỜNG CHO CON, TRỌN TÌNH CHA MẸ (18.09.2018)
- » Các loại Vitamin cần thiết cho trẻ mầm non (12.09.2018)
- » NHỮNG LỢI ÍCH KHI CHO BÉ HỌC NHẢY AEROBIC (10.09.2018)
- » Thực đơn tuần 3 tháng 4| cơ sở Lũy Bán Bích (08.09.2018)
- » Thực đơn tuần 2 tháng 4 | cơ sở Vườn Lài (08.09.2018)
- » Dạy trẻ kỹ năng sống theo phương pháp dạy con kiểu Nhật (10.08.2018)
- » Trẻ mầm non có nên học bơi ngay từ nhỏ (26.07.2018)
- » Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non (17.07.2018)
KỸ NĂNG SỐNG: DẠY PÉ AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY
Hè năm nay Quân được bố cho đi máy bay đến thăm chù 1 ruột ở xa. Nghe tin ấy, Quân vui mừng hoa tay múa chân, rồi dang rộng hai tay như chú chim non xèo cánh trên bầu trời, chạy một vòng quanh nhà. Vui thì vui thật, nhưng giữ an toàn khi đi máy bay là vô cùng quan trọng. bé phải chú ý các điểm sau:
ĐỪNG BẮT CON TRẺ PHẢI BIẾT CHIA SẺ QUÁ SỚM
Nhiều bố mẹ hay giải quyết các vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép các bé chia sẻ đồ chơi với nhau. Nhưng liệu đó có phải là cách đúng đắn? Một trong những nguyên tắc của "dạy con từ thuở còn thơ" đó là dạy các bé chơi ngoan với nhau; điều này thường xuyên được hiểu là dạy bé cách chia sẻ với nhau. Nếu bạn từng nhìn thấy ba bé mẫu giáo chơi trong sân, bạn sẽ hiểu rằng ngay cả nếu có 10 đồ chơi ở đó, tất cả các bé sẽ muốn chơi cùng một thứ, và sẽ thường xảy ra một cuộc chiến nho nhỏ khi một bé không có thứ đồ chơi yêu thích.
Cha mẹ nên giành sự yêu thương cho con mỗi ngày
Dù cuộc sống có bộn bề thì cha mẹ cũng dành thời gian bên con để trẻ thấy được tình yêu thương và sự quan tâm mà cha mẹ dành cho trẻ. Những lời nói tích cực và yêu thương của cha mẹ sẽ luôn là sức mạnh to lớn để giúp con phát triển tốt hơn trong tương lai.
9 ĐIỀU BỐ MẸ NÀO CŨNG CẦN DẠY CON
Bố mẹ nào cũng mong con cái thành đạt trong cuộc sống. Dưới đây là 10 điều bố mẹ có thể dạy con để làm để tạo nền tảng vững chắc cho con từ nhỏ. Như: dạy con biết tôn trọng. Sự tôn trọng cha mẹ cần dạy con không chỉ là tôn trọng đối với mọi người mà còn là tôn trọng thiên nhiên và tất cả những gì mình có được. Cha mẹ cũng nên dạy con cái về giá trị của sự tôn trọng để trẻ hiểu rằng trẻ sẽ cũng sẽ được tôn trọng khi biết tôn trọng người khác.
NHỮNG TÁC HẠI KHI CHO CON DÙNG TI GIẢ KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Vật dụng "kinh điển" thường có trong danh sách đồ dùng sơ sinh lại là thứ gây nguy hại đến bé yêu nếu mẹ không biết sử dụng đúng cách. Núm vú giả là vật dụng yêu thích của nhiều ông bố bà mẹ để trị cơn quấy khóc của trẻ sơ sinh, giúp bé bình tĩnh lại, ngủ ngon. Tuy nhiên, cho bé dùng núm vú giả quá lâu, quá sớm hay không đúng cách có thể để lại hậu quả khôn lường.
SAI LẦM TAI HẠI TỪ THÓI QUEN BẾ CẮP NÁCH TRẺ NHỎ
Nhiều mẹ có thói quen bế cắp nách con nhỏ. Tuy nhiên, theo tư vấn của các chuyên gia, việc làm này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Một số mẹ thắc mắc khi con còn nhỏ mà bế cắp nách có khiến con bị chân vòng kiềng hay không? Bế cắp nách trẻ từ sớm liệu con có bị mắc những bệnh liên quan đến tinh hoàn (đối với bé trai) sau này? Cuộc trò chuyện với Bác sĩ Vũ Duy Hà Giao ( Cục Y tế - Bộ Công an) sẽ giải đáp giúp các mẹ những thắc mắc này. Bế cắp nách trẻ có bị vòng kiềng không? Theo Bác sĩ chuyên khoa Nhi, Vũ Duy Hà Giao ( Cục Y tế - Bộ Công an) cho biết, giai đoạn bé từ khi sinh đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để kiến tạo xương. Đây cũng là giai đoạn xương bé chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động bên trong và bê ngoài cơ thể trẻ.
Làm gì khi bé nổi giận
Theo nghiên cứu một cơn giận của trẻ thường trải qua các giai đoạn: cơn giận bùng phát: trẻ bắt đầu bằng việc la hét, ném đồ đạc. Giai đoạn tiếp theo: Tức giận và thất vọng. Trước đây, các chuyên gia thường cho rằng cảm giác thất vọng thường tới sau khi bùng phát cơn giận. Nhưng gần đây, các chuyên gia nhận thấy rằng sự bùng phát và cảm xúc thất vọng (khóc lóc, mè nheo, thút thít) thường đan xen với nhau. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhận thấy cơn giận của trẻ khi trẻ giận dữ chứ không thấy rằng nguy cơ bùng phát cơn giận khi trẻ khóc lóc, mè nheo.
Trẻ
Nếu con bạn quá vâng lời, không bao giờ phản kháng chưa chắc đã là 1 dấu hiệu tốt. Tương tự, những đứa trẻ bướng bỉnh, có phần "cứng đầu" lại được dự báo là thường thông minh và dễ thành công hơn trong tương lai. Hầu hết các bậc cha mẹ đều không tránh khỏi những khi “bó tay toàn tập” với lũ nhóc nghịch ngợm và phải thét lên: “Mặc kệ! Con muốn làm gì thì làm”. Đó là lúc bọn trẻ không ngừng hò hét, leo trèo, bôi bẩn nhà vệ sinh hay làm bung bét mâm cơm vừa dọn ra.
Phương pháp cho trẻ tự ăn
Cách cho trẻ tự ăn uống dứt khoát. Ngậm cơm hay thức ăn rất lâu trong miệng là thói quen mà rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải. Ngoài việc bé ăn chậm, ngậm lâu mất thời gian, không nạp đủ dinh dưỡng cần thiết, khi để bé ngậm đồ lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, lượng đường bám vào răng có thể khiến bé bị sâu răng. Các mẹ hãy thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để trị tật ăn ngậm ở bé.