Dạy trẻ kỹ năng sống theo phương pháp dạy con kiểu Nhật

Dạy trẻ kỹ năng sống từ giai đoạn nào được xem là quan trọng nhất? Người Nhật cho rằng, giai đoạn quan trọng để hình thành nhân cách và đạo đức của con là từ 0 – 6 tuổi, đây là giai đoạn ba mẹ cần dạy các kỹ năng cho con một cách tốt nhất.

1. Cho con tiếp xúc với môi trường, thế giới bên ngoài ngay từ nhỏ

Ở Nhật, ba mẹ thường cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ rất sớm, có khi chỉ 2 – 3 tháng tuổi đã phải ra bên ngoài với đầu trần không ngại mưa nắng, lạnh lẽo. Dạy trẻ kỹ năng sống theo phương pháp dạy con kiểu Nhật, đơn giản chỉ là các mẹ Nhật muốn những đứa trẻ có thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài sớm để tăng sức đề kháng, ít đau ốm và thích ứng với thế giới xung quanh.

Và khi những đứa trẻ bắt đầu lớn hơn thì trẻ sẽ được ba mẹ cho tiếp xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh như trồng cây để tập quan sát và yêu thương thiên nhiên, tự chăm sóc thú nuôi để tiếp xúc và hiểu hơn về chúng. Những kỳ nghĩ hè, ba mẹ Nhật thường dẫn trẻ đi câu cá, bắt bướm. Phương pháp dạy con kiểu Nhật còn thể hiện ở các hình thức người Nhật cho con về các trang trại để trồng cây, chăm sóc cây và thu hoạch thành quả  để giúp trẻ trải nghiệm, cọ xát với thực tế giúp chúng ứng dụng tốt hơn những kiến thức đã học và đặc biệt dạy trẻ biết quý trọng thức ăn, sức lao động của người khác.

2. Dạy trẻ kỹ năng sống là để trẻ tự lập, tự ý thức

 Người Nhật rất chú trọng trong việc dạy con tự lập và tự ý thức. Nên ngay từ nhỏ, việc đầu tiên họ dạy cho con cái của mình là tự ý thức ngủ và dậy sớm, sau đó là việc tự ăn uống mà không cần phải nhắc nhỡ và trong lúc ăn uống thì không được làm bất cứ điều gì khác ngoài bữa ăn.

Chắc hẳn nhiều ba mẹ sẽ rất ngạc nhiên thì thấy trẻ em ở Nhật có thể tự vệ sinh cá nhân lúc 3 tuổi, biết thay quần áo và dọn dẹp đồ chơi. Những đứa trẻ luôn được dạy các công việc phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Khi được dạy ngay từ nhỏ, trẻ sẽ học được tinh thần tự chủ, yêu lao động và học cách giải quyết vấn đề, khi trẻ tự làm thì trẻ sẽ chủ động và sẽ tích cực, tự tin hơn trong mọi việc.

3. Gia đình ảnh hưởng đến đạo đức và kỹ năng giao tiếp ở trẻ

Lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm tự làm tự chiụ, sự nhẫn nại trong công việc là những đức tính đầu tiên mà các ba mẹ Nhật dạy cho con cái của mình. Khi những đứa trẻ trang cãi, thay vì can thiệp thì họ sẽ để con tự giải quyết vấn đề và kết quả có như thế nào? Ba mẹ Nhật vẫn luôn ủng hộ, khuyến khích con trước khi đưa ra lời khuyên bảo cho con.

Thói quen đọc cho trẻ những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện mang tính nhân văn, đầy tình yêu thương con người cũng là cách người Nhật làm cho con của họ để giáo dục sự yêu thương, lòng thương người, bao dung, nhân hậu cho trẻ.

4. Lắng nghe trẻ nói cũng là phương pháp dạy con

Trẻ nhỏ cũng như người lớn, khi chúng không được lắng nghe cũng đồng nghĩa với việc không được tôn trọng và dần dần những đứa trẻ sẽ mất đi sự tin tưởng ở người lớn. Vì vậy, người Nhật không bao giờ làm gián đoạn cuộc trò chuyện của các con.

Phương pháp dạy con kiểu Nhật là khi họ cảm thấy những điều con họ nói ra thật ngớ ngẩn, thậm chí làm họ tức giận, họ sẽ cố gắng kiềm chế cảm xúc của bản thân trong 6 giây đầu tiên, sau đó bình tĩnh nói chuyện với con và đưa ra lời khuyên thích hợp cho con. Vì với họ nóng giận sẽ không giải quyết được vấn đề mà lại làm con học tính xấu của cha mẹ, cha mẹ luôn là người làm gương cho con trong mọi việc, 


bài viết khác