Dạy con tự lập của ba mẹ Nhật: Không gọi con dậy vào buổi sáng.

Trong cuốn sách của tác giả Sugahara Yuko “Giúp con tự lập bằng yêu thuơng – 66 bài học từ ba mẹ Nhật” thì việc đánh thức con dậy vào mỗi buổi sáng là bài học dạy con tự lập tuyệt vời của nhiều ba mẹ Nhật.

sNỗi ám ảnh của nhiều ba mẹ có con nhỏ là việc đánh thức con dậy vào mỗi buổi sáng, ba mẹ phải dùng nhiều biện pháp từ gọi nhẹ nhàng đến la hét để con có thể ra khỏi giường và đi học đúng giờ. Vậy việc con lười thức dậy vào mỗi buổi sáng là do đâu? Có phải do ba mẹ đã tự nguyện làm hộ con quá nhiều việc mà con có thể tự làm được. Đừng nghĩ rằng là ba mẹ thì phải có nghĩa vụ làm các công việc cho con dù chỉ là những công việc nhỏ và chỉ làm những công việc đó mới thể hiện tình yêu thương với con. Trong cuốn sách “Giúp con tự lập bằng yêu thuơng – 66 bài học từ ba mẹ Nhật” sẽ giúp các bậc ba mẹ hiểu rằng, yêu thương con chính là dạy con tự lập từ khi còn rất nhỏ và bắt đầu từ những việc đơn giản nhất.

1/ Ba mẹ có trách nhiệm gọi con dậy vào buổi sáng?

Hãy cho trẻ biết việc thức dậy vào mỗi buổi sáng để không đi học muộn là trách nhiệm của chính bản thân trẻ, ba mẹ đừng làm quá nhiều việc trong khi bản thân trẻ có thể tự làm được, hãy để trẻ dần ý thức những công việc của mình mà không phải ỷ lại vào ba mẹ, như vậy sẽ giúp trẻ có thể tự lập hơn ngay từ nhỏ.

2/ Để nuôi dưỡng “tinh thần trách nhiệm” ngay khi trẻ còn bé.

- Ý nghĩa của hai từ “trách nhiệm”: “Trách nhiệm” trong tiếng Anh có nghĩa là RESPONSIBILITY, nó được ghép lại từ hai chữ RESPONSE nghĩa là “phản ứng”, và ABILITY nghĩa là “năng lực”. Vậy thì trách nhiệm có nghĩa là “năng lực phản ứng”. Trách nhiệm mà cha mẹ cần dạy trẻ ở đây chính là “tự bản thân mình biết phản ứng một cách tích cực đối với những việc cần phải làm trong cuộc sống hàng ngày”.

Dạy trẻ tự lậplứa tuổi mầm non là để trẻ tự thức dậy đi học vào mỗi buổi sáng, tự vệ sinh cá nhân và sửa soạn quần áo. Hãy luôn tạo ra một môi trường vui tươi để trẻ tự nguyện làm trong sự yêu thích vì khi trẻ bắt đầu hiểu chuyện là lúc trẻ bắt đầu muốn tự mình làm mọi chuyện.

Khi trẻ được 3 tuổi, trẻ cảm thấy kiên quyết hơn với việc “để con tự làm”. Khi này, bằng cách để cho trẻ được tự mình làm càng nhiều càng tốt, cha mẹ có thể nuôi dưỡng tinh thần “tự lập” ấy lớn lên khỏe mạnh. Trong thực tế thì có không ít ba mẹ lại làm ngược lại. Khi trẻ còn nhỏ mà nói là “Con muốn làm cơ” thì cha mẹ sẽ phản ứng “Nhỡ con bị đứt tay thì sao. Con vẫn chưa làm được đâu”, nhưng khi trẻ lớn lên chút mà muốn làm nũng đòi “Mẹ làm giúp con”, thì lại mắng trẻ “Con lớn rồi hãy tự mình làm đi”. Hãy dạy trẻ tự lập ngay khi còn nhỏ và ba mẹ chỉ nên dõi theo và hướng dẫn cho con.

3/ Cho trẻ biết “nguyên nhân – kết quả” từ chính việc mình làm.

Nếu sáng nào trẻ cũng dậy lúc 6 giờ, chuẩn bị mọi thứ khoảng 1 tiếng, sau đó 7 giờ ra khỏi nhà thì không bao giờ đi học muộn. Nhưng, có hôm nào đó, khi trẻ bừng tỉnh dậy đã là 6 giờ rưỡi, thì chắc chắn hôm đó sẽ bị muộn học. Cả lớp đang ngồi nghiêm chỉnh nghe thầy giảng bài, tự dưng một mình lò dò bước vào trước ánh mắt đổ dồn của cả lớp khiến bản thân trẻ cũng cảm thấy xấu hổ, rồi thầy giáo từ đó cũng trở nên chú ý đến trẻ nhiều hơn. Trải nghiệm này mà lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ thấy xấu hổ và không còn tái diễn nữa. Trẻ sẽ tự mình suy nghĩ “Ngày mai nhất định mình sẽ dậy từ 6 giờ mới được”.

Ngày tiếp theo, trẻ dậy từ 6 giờ sáng, và có thể đến trường thoải mái thời gian. Khi ấy trẻ sẽ học được bài học là bằng việc thay đổi hành động của mình thì kết quả cũng sẽ được thay đổi. Chỉ cần tự mình thay đổi nguyên nhân, thì kết quả cũng có thể thay đổi được.

Trẻ nào được nhiều trải nghiệm lặp đi lặp lại trong cuộc sống tương tự như ví dụ trên, thì sẽ tự hình thành cho mình thói quen suy nghĩ và tìm hướng giải quyết vấn đề khi có tình huống xấu xảy ra. Và trẻ sẽ có thêm nỗ lực để thay đổi nguyên nhân dẫn đến hành động đó. Đó chính là năng lực phản ứng với các tình huống thực tế.

Ngược lại, trường hợp mà bố mẹ đánh thức buổi sáng và trẻ bị trễ học thì sẽ thế nào? Khi về nhà chắc chắn trẻ sẽ hậm hực với bố mẹ “Chỉ tại bố mẹ đánh thức con dậy trễ nên mới vậy”. Vậy là nguyên nhân dẫn đến việc đi học trễ không phải là lỗi tại bản thân mình. Kết quả không như mong muốn là bị bạn bè chê cười, bị thầy cô để ý hay quở mắng ấy không phải lỗi tại mình, mà là lỗi tại bố mẹ đã không đánh thức mình dậy đúng giờ. Trẻ mang suy nghĩ như này sẽ cho rằng chính cha mẹ là người đã để xảy ra chuyện trễ học này. Và chính vì nghĩ rằng lỗi là của cha mẹ, nên trẻ cũng không hề có ý định thay đổi hành động của mình, thay đổi nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy.

4/ Hãy bắt đầu từ việc “không đánh thức con dậy buổi sáng”

Ban đầu hãy trò chuyện với trẻ “Con có biết là nếu buổi sáng mà phải để ba mẹ đánh thức thì con sẽ không thể trở thành một em bé tự lập được đâu?”, khi con tự thức dậy vào mỗi buổi sáng sẽ giúp con trưởng thành hơn, hãy khen trẻ khi trẻ thức dậy và đi học đúng giờ.


bài viết khác