CHO TRẺ MẦM NON ĐỌC SÁCH CÓ NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?
Có một câu nói của nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, Anbe Anxtanh từng nói: “Nếu bạn muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho con nghe những câu truyện cổ tích”. Thực tế cho thấy, cuộc sống hiện nay có nhiều áp lực nên đa số trong ba mẹ đã bỏ qua thói quen đọc sách cùng con, kể cho con nghe những câu truyện cổ tích vào mỗi tối. Và trẻ mầm non yêu thích việc đọc sách ngày càng ít hơn mà thay vào đó là những hàng công nghệ như điện thoại, ipab.
Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng đọc sách cho trẻ mầm non sẽ đem lại những lợi ích vô cùng quý giá và thông qua đọc sách sẽ giúp các con lĩnh hội được nhiều kiến thức của thế giới. Hãy truyền tình yêu ham đọc sách cho con bằng cách kể truyện cho con nghe ngay từ những năm tháng đầu đời nếu muốn con trở nên thông minh hơn.
Có nhiều ba mẹ cho rằng con nhỏ thông minh là nhờ vào di truyền hay bản năng nhưng theo nghiên cứu của một nhóm bác sĩ tại bệnh viện Rhode Islanh của Mỹ đã so sánh giữa hai nhóm trẻ 8 tháng tuổi: một nhóm hoàn toàn không được nghe và nhóm được nghe đọc sách thường xuyên thì kết quả có được sau thời gian nghiên cứu là vốn từ của nhóm trẻ được đọc sách được tăng thêm 40%, trong khi nhóm không được nghe đọc sách thì vốn từ chỉ tăng 16%. Vậy nguyên nhân đó là do đâu? Điều gì khiến bộ não trẻ thay đổi. Chính việc đọc sách sẽ giúp trẻ mầm non phát triển não bộ và xây dựng những nơ ron “ngôn ngữ” một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, việc đọc sách cho trẻ mầm non sẽ có những lợi ích như sau:
- Giúp con cảm nhận được sự gắn kết, mối quan hệ mật thiết và hạnh phúc của ba mẹ và con.
- Việc tạo thói quen đọc sách cho con nghe sẽ trở thành một trải nghiệm đầy thích thú, giúp bé tạo dựng thái độ tích cực đối với việc đọc khi bé lớn lên.
- Đọc sách giúp tính tình con được giữ bình tĩnh hơn và thúc đẩy sự giao tiếp giữa ba mẹ và con.
- Thông qua cuộc hội thoại, những mẫu chuyện mà ba mẹ đã kể sẽ giúp ngôn ngữ của trẻ được tiếp thu tốt hơn ở trường.
- Để con chú ý hơn vào một việc thì đọc sách chính là một kỹ năng quan trọng giúp con có khả năng tập trung tốt hơn.
- Đọc sách giúp cho xây dựng kỹ năng lắng nghe và trí tưởng tượng của con được tốt hơn.
Những trẻ còn bé sẽ học được về màu sắc, hình dáng, các con số và chữ cái trong khi những trẻ lớn hơn sẽ khám phá ra việc mở rộng chuỗi kiến thức của mình. Ví dụ, nếu trẻ có sở thích về ô tô, sở thích của trẻ sẽ mở rộng ra các loại xe tải và các phương tiện vận tải khác như máy bay và tên lửa, và chẳng mấy lúc trẻ sẽ đọc sách về không gian, khoa học, công nghệ và cứ như vậy mở rộng ra.
Các cuốn sách sẽ dạy trẻ mầm non về các mối quan hệ, các tình huống, nhân cách, và điều gì là tốt hay là xấu trong thế giới mà bé đang sống. Những câu truyện hư cấu sẽ cung cấp chất liệu cho trí tưởng tượng và việc tự chơi của bé. Những câu truyện cổ tích sẽ tạo sức hút mê hoặc đối với bé và giúp bé phân biệt được điều gì là thật và điều gì là hư cấu.
Thông tin khác
- » Những thực phẩm mùa hè tốt cho bé. (11.07.2018)
- » Dạy con tự lập của ba mẹ Nhật: Không gọi con dậy vào buổi sáng. (10.07.2018)
- » DẠY TRẺ BƠI LỘI CÓ CẦN THIẾT? (12.06.2018)
- » Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ trong mùa mưa (11.06.2018)
- » Câu đố về hoa (09.06.2018)
- » Bài hát CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU và thơ CHIM HÓT (09.06.2018)
- » BỐN CÁCH DẠY CON CHI TIÊU TIỀN CỦA BA MẸ NHẬT (07.06.2018)
- » Cần chuẩn bị gì cho trẻ vào lớp 1 (27.04.2018)
Cách giáo dục trẻ của người Nhật
Cách giáo dục trẻ của người Nhật từ giai đoạn 0 đến 3 tuổi, khả năng ghi nhớ của bé khá tốt, theo dạng não bộ chụp lại các thông tin nên các mẹ cần dạy bé theo kiểu lập đi lập lại, vì càng lớn sự tích luỹ các thông tin của não bộ trẻ sẽ biết cách lý giải logic và thích hợp. “Ví dụ, trên 1 tuổi những đứa trẻ bình thường đều bắt đầu tập nói, có bé tập nói rất sớm, có bé chỉ ê a bắt chước được 1 -2 từ, nhưng có bé sẽ không trải qua giai đoạn này mà bước qua 2 tuổi, chúng đột nhiên có thể nói được liền cả câu dài 4 đến 5 từ liền và 1 số bé có thể nói đúng lúc đúng chỗ, những bé này thường là những đứa trẻ thông minh hơn”
Hội thao: Hãy giáo dục trẻ theo phương pháp Nhật Bản
Tại Nhật, ngoài việc cha mẹ chăm sóc và nuôi dạy con cái thì các phụ huynh cũng rất chú trọng việc cho con đi nhà trẻ. Các trường mầm non ở Nhật, họ thường chú trọng vào việc dạy trẻ học bằng phương pháp chơi đùa thông qua các trò chơi ngoài trời, cách chào hỏi, mỉn cười, quan hệ với bạn bè hơn là học đọc hay học viết.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé hiện là một phương pháp mới, rất “hot” và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, phương pháp này có những điều hay và đang được nhiều người áp dụng. Nhưng để áp dụng thành công thì thì lại đòi hỏi nhiều yếu tố. Để có cái nhìn cụ thể hơn, mời bố mẹ cùng tìm hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có tốt không nhé
Giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động vừa học vừa chơi
Đối với các bé từ 0 đến 5 tuổi, phương pháp giáo dục trẻ mầm non cần có sự phối hợp hài hoà giữa vui chơi và học tập. Theo khoa học chứng minh nếu muốn bé tư duy tốt thì việc học nên kết hợp các hoạt động vui chơi để phát triển trí não một cách hiệu quả
Kích thích trí thông minh của trẻ mầm non
Kích thích trí thông minh của trẻ thường do tác động bởi nhiều yếu tố như cách giáo dục trẻ mầm non, môi trường xung quanh và do sự dạy dỗ của gia đình,…Trẻ bắt đầu để ý những nhu cầu của người khác khi ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nhưng lúc này tư duy của trẻ vẫn còn lẫn lộn giữa tưởng tượng và thực tế.
Vì sao nền giáo dục Nhật Bản phát triển
Ngày nay khi nhắc tới những nền giáo dục hàng đầu thế giới, người ta ắt hẳn không thể bỏ qua nền giáo dục Nhật Bản – một trong những nền giáo dục tiên tiến bậc nhất. Vì sao mà một đất nước từng rơi xuống vực suy tàn từ sau Thế chiến thứ hai tới nay lại có sự phát triển tới thần kỳ như vậy? Nền giáo dục Nhật Bản có vai trò như thế nào trong việc gây dựng một đất nước Nhật cường thịnh như ngày nay?
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản
Sự phát triển của xã hội Nhật Bản ngày nay đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Không thể xây dựng một xã hội Nhật Bản phát triển trên một nền móng trống không. Trái lại nền tảng xã hội Nhật được xây dựng từ chính mỗi con người Nhật cần cù, chịu khó. Hãy thử điểm qua những việc người Nhật khiến bạn phải bất ngờ
Cách dạy con gái của Thái tử Nhật Bản
Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako sau 8 năm kết hôn, cả hai mới có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ. Thế nhưng, trái với điều mọi người suy nghĩ, cô công chúa độc nhất của Thái tử Naruhito này không được "nâng như trứng, hứng như hoa" mà cũng lớn lên như mọi đứa trẻ Nhật Bản khác. Trong mọi nỗ lực của mình, Thái tử chỉ kỳ vọng một điều: "Con gái hòa nhập cuộc sống bình thường". Vì lẽ đó, cách dạy con của cặp vợ chồng hoàng gia cũng tuân theo những giá trị cốt lõi truyền thống trong gia đình Nhật.
Không gọi con dậy vào buổi sáng là cách dạy con của người Nhật
Trong cuốn sách dạy trẻ tự lập bằng yêu thương: “66 bài học từ cha mẹ Nhật”, tác giả Sugahara Yuko cho rằng, việc đánh thức con dậy vào mỗi buổi sáng là một bài học dạy con tự lập tuyệt vời cho cha mẹ. “Cảnh tượng” gọi con dậy đi học vào mỗi buổi sáng không còn xa lạ gì với các ông bố bà mẹ Việt Nam. Họ có suy nghĩ là bố mẹ thì phải có nghĩa vụ và trách nhiệm “đưa con ra khỏi giường” để đi học đúng giờ.